Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay thường chưa đạt được nhiều hiệu quả do mật độ nuôi quá dày khiến tôm chậm lớn, tiêu tốn thức ăn, hệ thống nước sử dụng trong quá trình nuôi, tỷ lệ sống thấp dẫn đến thất bại. Để cải thiện và nâng cao năng suất, việc sử dụng công nghệ cao trong nuôi trồng đóng vai trò hết sức quan trọng. Một trong số đó công nghệ phải kể đến đó chính là công nghệ RAS. Cùng tìm hiểu chi tiết nội dung này qua bài viết sau đây nhé.
Ứng dụng hệ thống RAS trong nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao
Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn bởi đây là giống tôm có khả năng phát triển nhanh ở mật độ cao, ít phân đàn và ăn nhau. Bên cạnh đó, thời gian nuôi ngắn cũng là ưu điểm của tôm thẻ chân trắng.
Nuôi tôm này trong mô hình công nghệ RAS thì được đánh giá có tiềm năng phát triển và mở rộng. Ưu điểm của việc ứng dụng hệ thống tuần hoàn RAS trong nuôi tôm thẻ chân trắng là:
- Quá trình nuôi tôm ít bị tác động của các điều kiện khí hậu, thời tiết, giảm thiểu rủi ro từ thiên tai khi nuôi.
- Các chỉ số của chất lượng nước được duy trì ổn định và đảm bảo an toàn cho sự phát triển, sinh trưởng của tôm.
- Tiết kiệm nước trong quá trình nuôi trồng
- Hạn chế việc thải nước thải gây ô nhiễm môi trường
- Đảm bảo an toàn sinh học
- Thân thiện với môi trường.
Như vậy, có thể thấy công nghệ RAS khi nuôi tôm thẻ chân trắng cung cấp môi trường ổn định và được kiểm soát chặt chẽ. Chủ đầu tư có thể khai thác tối đa năng suất nuôi bằng việc quản lý tốt các bể nuôi tôm của mình. Hệ thống RAS hoạt động sẽ giúp cho nước được làm sạch và tái sử dụng liên tục. Theo đó, quá trình nuôi hầu như hoàn toàn khép kín nên không chịu ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, khí hậu.
Các chất thải, ammonium và CO2 khi tuần hoàn trong hệ thống sẽ được phân tách và chuyển đổi thành các sản phẩm không độc hại nên đảm bảo chất lượng nước của bể luôn đạt tiêu chuẩn. Theo các chuyên gia, với công nghệ RAS, 90% nước là được tái sử dụng trong quá trình nuôi.
Tiềm năng của công nghệ RAS trong nuôi tôm
Theo các đánh giá từ những nghiên cứu tại trường đại học Gadjah Mada (Indonesia) khi thử nghiệm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ RAS với các mật độ khác nhau. Theo đó, kết quả cho thấy tôm thẻ chân trắng có khả năng tăng trưởng và phát triển tốt nhất trong mô hình này với mật độ 400 con/m3. Hệ số thức ăn FCR để đảm bảo năng suất thu hoạch là 1.13. Có thể thấy, RAS đang dần trở thành xu hướng hiệu quả trong ngành chăn nuôi thủy hải sản. Công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng theo RAS góp phần giải quyết những “bài toán” khó của ngành trong nhiều năm qua, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tối ưu được kinh phí đầu tư.
Trên thực tế, đã có nhiều chủ đầu tư tiến hành thử nghiệm mô hình nuôi tôm bằng công nghệ RAS đã có các kết quả rất đáng mừng về tốc độ tăng trưởng nhanh chóng chỉ từ 3-3,5 tháng đạt tỷ lệ size 30-33 con/kg thay vì là hơn 4 tháng như những mô hình nuôi trồng từ trước. Với khoảng thời gian ngắn và cho sản lượng cao, chủ đầu tư có thể rút ngắn thời gian mùa vụ và tiết kiệm rất nhiều chi phí về nhân công, thức ăn nuôi tôm…
Việc ứng dụng RAS trong nuôi tôm thẻ chân trắng chắc chắn sẽ còn phát triển tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên, trước khi quyết định xây dựng hệ thống RAS thì các bạn cần phải có kiến thức chuyên môn và lựa chọn đơn vị cung cấp thiết bị uy tín và chuyên nghiệp nhé.